Các giai đoạn phục hồi khi bị đột quỵ não
Đột quỵ não thường để lại những di chứng nghiêm trọng do tổn thương các phần khác nhau của não, ảnh hưởng đến sự vận động, ý thức cũng như gây ra một số rối loạn khác. Do đó, việc phục hồi chức năng sau đột quỵ não là vô cùng quan trọng. Xem ngay các giai đoạn phục hồi khi bị đột quỵ não trong bài viết dưới đây của Dr.Health.
Xem thêm: Viên uống hỗ trợ và phòng ngừa điều trị tai biến đột quỵ Nhật Bản
Hiểu như thế nào về đột quỵ não?
Đột quỵ não, còn được gọi là tai biến mạch máu não, là một bệnh lý xảy ra do tổn thương mạch máu não đột ngột, có thể do nguyên nhân tắc nghẽn mạch máu hoặc vỡ mạch máu, dẫn đến tình trạng thiếu oxy cung cấp cho não bộ. Triệu chứng của đột quỵ não thường tồn tại trong ít nhất 24 giờ hoặc có thể gây tử vong trước 24 giờ mà không phải do nguyên nhân chấn thương.
Trên lâm sàng, đột quỵ não được chia thành hai thể là nhồi máu não do tắc nghẽn động mạch máu não và xuất huyết não do vỡ mạch máu không gian ngoài mạch máu não, gây ra lượng máu ồ ạt vào nhu mô não, não thất hoặc dưới màng não. Trong đó, thể nhồi máu não thường phổ biến hơn xuất huyết não, với tỷ lệ chiếm từ 75% đến 85% số bệnh nhân vào viện vì đột quỵ não.
Các yếu tố gây ra bệnh đột quỵ
Có một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý đột quỵ não, bao gồm:
Tăng huyết áp
Là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ não, vì áp lực huyết áp cao có thể tổn thương thành mạch và làm tăng tính thấm của thành mạch, đặc biệt là với các loại lipoprotein trong máu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của những mảng xơ vữa động mạch, dẫn đến tình trạng đột quỵ não. Do đó, việc kiểm soát huyết áp ở mức cho phép là cần thiết để giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý nguy hiểm khác.
Đái tháo đường
Đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ phổ biến gây ra tình trạng thiếu máu não cục bộ và đột quỵ não.
Bệnh lý tim mạch
Một số bệnh lý liên quan đến hệ tuần hoàn như rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, hẹp van 2 lá, viêm màng trong tim, và bệnh lý về cơ tim làm tăng khả năng xảy ra đột quỵ.
Tăng lipid máu
Tăng lipid máu là một trong những nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ não.
Hút thuốc lá
Thuốc lá gây tổn thương nội mạc thành mạch và giảm nồng độ HDL trong máu, làm tăng nguy cơ hình thành những mảng xơ vữa mạch máu gây ra đột quỵ não.
Nghiện rượu
Người nghiện rượu có khả năng bị ngộ độc rượu cấp tính hoặc mãn tính, đây cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ và nên được xem xét khi khám bệnh và lấy tiền sử của bệnh nhân.
Tiền sử tai biến mạch máu não thoáng qua hoặc đã từng bị đột quỵ không nên bỏ qua khi thăm khám.
Béo phì
Tình trạng béo phì có thể gây ra các bệnh lý về tim mạch, và sau đó dẫn đến các biểu hiện của đột quỵ não.
Hẹp động mạch cảnh
Hẹp động mạch cảnh có khả năng gây ra sự phát triển của xơ vữa động mạch cảnh và là nguyên nhân gây ra đột quỵ não thể nhồi máu não.
Các giai đoạn phục hồi khi bị đột quỵ não
Bệnh lý đột quỵ não có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn, tùy vào mức độ tổn thương não, thời gian điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng. Thời gian hồi phục có thể từ vài ngày đến vài tháng. Tuy nhiên, đột quỵ nặng có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động và chất lượng sống của bệnh nhân. Có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết não. Một số di chứng thường gặp sau đột quỵ bao gồm liệt nửa người, liệt tứ chi, tê yếu tay chân, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn nuốt, triệu chứng tiểu không tự chủ, suy giảm chức năng ghi nhớ và tư duy, và các rối loạn cảm giác như tăng hoặc mất cảm giác nhiệt độ.
Các giai đoạn phục hồi sau đột quỵ não gồm:
Giai đoạn cấp và tối cấp
Trong 24 giờ đầu sau đột quỵ, bệnh nhân cần được can thiệp và hồi sức tích cực để duy trì sự sống và ổn định dấu hiệu sinh tồn.
Giai đoạn hồi phục sớm
Từ 24 giờ sau đến 3 tháng đầu tiên sau đột quỵ, bệnh nhân cần điều trị nội khoa kết hợp với tập phục hồi chức năng sớm để tận dụng cơ hội phục hồi nhanh chóng và hiệu quả cao nhất.
Giai đoạn hồi phục muộn
Từ 3 tháng đến 6 tháng sau đột quỵ, tiếp tục tập phục hồi chức năng. Tuy nhiên, việc bắt đầu tập phục hồi càng chậm thì khả năng phục hồi hoàn toàn càng giảm.
Giai đoạn mãn tính
Sau 6 tháng, bệnh nhân trong tình trạng ổn định, tiếp tục tập các bài tập phục hồi chức năng tại nhà và hòa nhập với gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, thành công của quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương não, thời gian can thiệp điều trị và hồi sức, thời gian bắt đầu tập phục hồi, độ tuổi của bệnh nhân, động lực luyện tập, tần suất tập, tình trạng sức khỏe tổng quát, và sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè.
Phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân sau đột quỵ não. Do đó, bắt đầu tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt. Liên hệ ngay với Dr.Health để được tư vấn chi tiết hơn về kiến thức và các sản phẩm hỗ trợ, phòng ngừa bệnh đột quỵ.
Nguồn: Tổng hợp